Công thức tính diện tích hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành là một kiến thức cơ bản được ứng dụng khá nhiều ở một số lĩnh vực trong đời sống. Ngay từ trên ghế nhà trường, chúng ta đã được tiếp cận với công thức này. Tuy nhiên, theo thời gian, mỗi người trong chúng ta có thể lãng quên công thức này. Nếu như bạn đã lỡ quên và muốn tìm đọc lại, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để một lần nữa không chỉ nhớ lại mà là nhớ sâu hơn nhé!

Diện tích hình bình hành
Công thức tính diện tích hình bình hành

Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Hình bình hành là một hình tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song với nhau hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Đây được xem là một dạng đặc biệt của hình thang.

Diện tích hình bình hành
Hình bình hành ABCD

Tính chất của hình bình hành:

Một hình bình hành sẽ hội tụ các tính chất sau:

  • Trong hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau.
  • 2 đường chéo sẽ cắt nhau tại trung điểm của hình.
  • Các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
Diện tích hình bình hành
Hình ảnh minh hoạ tính chất của hình bình hành ABCD

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Bạn có thể nhận biết hình bình hành thông qua các dấu hiệu như:

  • Một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.
  • Một hình tứ giác có các cạnh đối bằng nhau.
  • Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau.
  • Tứ giác có các góc đối bằng nhau.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Diện tích hình bình hành
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

Trường hợp hình bình hành là một hình thang thì sẽ có các đặc điểm như:

  • Hình thang có hai cạnh bên song song.
  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau.

Các định nghĩa khác liên quan đến hình bình hành

Trong hình bình hành, có rất nhiều khía cạnh cần được định nghĩa để bạn có thể hiểu rõ hơn. Một trong số đó là đường chéo hình bình hành.

Đường chéo hình bình hành được hiểu là các đường không dài bằng nhau và không vuông góc, nhưng nó cắt nhau tại trung điểm. Tâm đối xứng của 2 đường chéo hình bình hành là giao điểm của 2 đường chéo.

Minh hoạ đường chéo hình bình hành

Đường chéo này cũng ẩn chứa những tính chất để bạn có thể vận dụng khi giải các bài toán liên quan đến diện tích hình bình hành như:

  • Hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Độ dài các đường chéo của hình bình hành không bằng nhau và không vuông góc với nhau.
  • Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
  • Có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.

Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành là toàn bộ phần mặt phẳng ta có thể thấy được của hình bình hành.

Diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành ABCD

Công thức: Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao. S = a.h

Trong đó:

S: Diện tích hình bình hành.

a: Cạnh đáy của hình bình hành.

h: Chiều cao, nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.

Ví dụ minh hoạ: Có một hình bình hành có chiều dài cạnh đáy CD = 10cm và chiều cao nối từ đỉnh A xuống cạnh CD dài 6cm. Hỏi diện tích của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành, ta giải bài toán này như sau: Có chiều dài cạnh đáy CD (a) bằng 10m và chiều cao nối từ đỉnh xuống cạnh đáy bằng 6m. Suy ra ta có cách tính diện tích hình bình hành:

S (ABCD) = a x h = 10 x 6 = 60m2

Đây chỉ là trường hợp áp dụng công thức sẽ tính ra được ngay, rất đơn giản. Tuy nhiên, thực tế có nhiều bài toán phức tạp buộc bạn phải biết cách vận dụng những mối tương quan giữa các thành phần để giải ra bài toán.

Phương pháp học và mẹo nhớ công thức diện tích hình bình hành

Phương pháp học: Thường xuyên làm bài tập để thành thạo cách tính. Không chỉ nhớ được công thức lâu, hiểu sâu được vấn đề mà còn giúp bạn vận dụng vào thực tế, phát triển tư duy giải quyết các dạng toán cực tốt.

Nếu bạn yêu văn thơ, mẹo nhớ sau đây sẽ rất hữu ích:

Bình hành diện tích tính sao

Chiều cao nhân dáy ra liền khó chi

Chu vi thì cần những gì

Cạnh kề cộng lại ta thời nhân hai

Những lưu ý khi tính diện tích hình bình hành

Trường hợp bạn làm bài tập tính diện tích hình bình hành, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chú ý đề bài cho đơn vị đo là gì.
  • Trước khi tính toán, bạn cần đổi các kích thước đã cho về cùng đơn vị đo.

Trên đây là những kiến thức cơ bản và cách thức vận dụng công thức để tính diện tích hình bình hành. Hy vọng những kiến thức bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về kiến thức toán học vô cùng quan trọng và được áp dụng khá phổ biến này. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, để muốn thêm nhiều kiến thức bạn có thể truy cập Website Thuthuat.vn để cập nhật thông tin nhé!

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*